Vai trò của tự động hóa trong nhà máy sản xuất công nghiệp?
Tự động hóa sẽ trở thành một trong những thành phần tối quan trọng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp tương lai. Tuy nhiên, rất nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm tự động hóa, và vai trò của tự động hóa trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.
Tự động hóa trong sản xuất công nghiệp là gì?
Khái niệm “Automation” hay còn được gọi là tự động hóa lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1947, khi tập đoàn General Motors của Mỹ thành lập Bộ phận với Tự động hóa. Các dây chuyền tự động hóa ở thời kỳ đầu sử dụng cơ chế điều khiển phản hồi (Feedback controller) là cơ chế phản ứng chính, mặc dù công nghệ này đã được phát minh từ những năm 1930.
Trực quan nhất có thể thấy, tự động hóa là công nghệ ứng dụng các hệ thống điều khiển thông minh để thực hiện các quy trình hoặc thủ tục mà không cần sự trợ giúp của con người.
Tự động hóa trong công nghiệp (Automation Industry) được hiểu là quá trình ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động gồm các thành phần như: như máy tính, các loại robot công nghiệp (các cánh tay robot, hệ thống robot cộng tác) để điều khiển các loại máy móc, vận hành quá trình sản xuất một cách tự động, giúp hạn chế tối đa quá trình thao tác vận hành của con người.
=>> Xem thêm: Lợi ích của nhà máy thông minh đối với nền sản xuất công nghiệp
Vai trò của tự động hóa trong ngành công nghiệp là như thế nào?
Tự động hóa là xu hướng phát triển tất yếu của ngành sản xuất công nghiệp, vậy vai trò của tự động hóa là như thế nào và những hiệu quả mà tự động hóa mang lại có thật sự hữu ích?
- Tự động hóa giúp tăng năng suất lao động. Một điều dễ nhận thấy rằng các dây chuyền tự động hóa có khả năng hoạt động liên tục 24/24 mà không cần hoặc cần rất ít sự can thiệp của con người đến quá trình vận hành. Nên sẽ giúp tối ưu hóa năng suất lao động và hiệu quả sản xuất từ dây chuyền.
- Tự động hóa sẽ giúp tăng chất lượng sản phẩm. Các thiết bị máy tính, dây chuyền sản xuất tự động sử dụng các thuật toán để tính toán và đưa ra những thao tác vận hành với độ sai số cực thấp so với thao tác của công nhân. Từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí vận hành, giúp nhà máy, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.
Tự động hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dễ thích hơn với những biến động khác nhau của nền kinh tế. Một điều chắc chắn rằng, để kiểm soát toàn bộ thiết bị vận hành trong phân xưởng bạn chỉ cần 1 đến 2 máy chủ, tuy nhiên để thực hiện quản lý một phân xưởng với hàng trăm thậm chí hàng nghìn công nhân thì đó là điều không hề đơn giản.
=>> Khám phá: Nhà máy thông minh là gì? Tìm hiểu 10 đặc trưng của Smart Factory
Vai trò của tự động hóa trong nhà máy thông minh?
Nhà máy thông minh là một khái niệm mới và nó nội hàm rất rộng, về cơ bản “ nhà máy thông minh” là sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin và kho dữ liệu vận hành ở trên toàn bộ chuỗi cung ứng của nhà máy.
Tự động hóa và quá trình nó là quá trình sản xuất là điều kiện tiên quyết trong việc xây dựng và vận hành nhà máy thông minh. Để xây dựng nhà máy thông minh, bước đầu tiên cần phải ứng dụng tự động hóa trong dây chuyền sản xuất.
Trong ứng dụng cụ thể, tự động hóa được sử dụng để điều chỉnh và kiểm soát các thông số hoạt động của các loại thiết bị máy móc. Trong các hệ thống điều khiển công nghiệp thường sử dụng Programmable Logic Controller (PLC) để thiết lập thuật toán điều khiển, thu thập và ghi nhận thông tin phản hồi từ dây chuyền sản xuất.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng số 4.0 các thiết bị điều khiển quá trình tự động hóa đang ngày càng thông minh hơn, không chỉ có khả năng thực hiện theo những gì đã được lập trình sẵn mà còn có thể tính toán đưa ra những hành động điều khiển bất ngờ mang tính dự đoán rất cao.
Tự động hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp nói chung và trong “nhà máy thông minh” nói riêng. Khi ứng dụng hệ thống tự động hóa vào dây chuyền sản xuất nó sẽ mang đến những giá trị rất lớn cho doanh nghiệp của bạn.