-
Dây chuyền sản xuất tự động hóa trong ngành sản xuất.
Tự động hóa trong dây chuyền sản xuất chính là áp dụng các công nghệ mà các công đoạn được thực hiện nhờ sự tham gia chủ đạo của các loại máy tự động, robot tự động được báo lại về thiết bị điều khiển thông minh. Trong quy trình sản xuất tự động hóa thì con người chỉ cần can thiệp và bỏ ra sức lao động rất ít so với sản xuất thủ công bằng dây chuyền truyền thống.
Ứng dụng của tự động hóa được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực gia công cơ khí, dây chuyền tự động hóa lắp ráp ô tô, lắp ráp xe máy tự động…Để vận hành trên dây chuyền tự động này, trên mỗi dây chuyền thường lắp đặt một thiết bị cảm biến và hệ thống robot tự động, khi gặp sự cố trong quá trình vận hành vào sản xuất, hệ thống rô bốt và cảm biến sẽ báo về máy chủ quản lý để kịp thời điều chỉnh ít gây thiệt hại.
Một số bộ điều khiển thông dụng thường được sử dụng trong quá trình tự động hóa sản xuất bao gồm: Bộ điều khiển gián đoạn, bộ điều khiển PID, bộ điều khiển dùng máy tính, bộ điều khiển vi mạch tự động.
-
Lợi ích của dây chuyền sản xuất tự động hóa trong kinh doanh đối với các doang nghiệp.
– Nhờ các dây chuyền tự động hóa mà các nhà máy tăng năng suất sản xuất rõ rệt, giúp cắt giảm thời gian chu kỳ của từng công đoạn sản xuất, đảm bảo mức độ chính xác cao nhất.
-Giúp cải thiện rõ rệt chất lượng sản phẩm đầu ra nhờ việc thiết lập và cho ra thông số chính xác của các sản phẩm trước khi sản xuất. Đặc biệt trong lĩnh vực gia công cơ khí việc ứng dụng tự động hóa giúp căn chỉnh chính xác kích thước của sản phẩm, từng đường kích chuẩn xác gần như tuyệt đối. Do vậy, các sản phẩm đầu ra đã đạt chất lượng tốt nhất, tính nhất quán cao nhất.
-Giảm chi phí nhân công thông qua việc thay thế con người trong nhiều công đoạn, đặc biệt vượt quá khả năng của con người về tốc độ làm việc thủ công và sức chịu đựng …
-Doanh nghiệp cũng hạn chế được các yếu tố rủi ro gây ngắt quãng quá trình sản xuất liên quan tới nhân sự, chẳng hạn như chậm giờ, nghỉ ốm… giúp doanh nghiệp cũng tiết kiệm được chi phí để tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đặc biệt để phục vụ cho sản xuất.
– Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian vận hành bởi các máy móc và robot tự động có thể vận hành 24/7 và rất ít xảy ra các sự cố.
3.Ứng dụng của tự động hóa trong ngành sản xuất ô tô, xe máy
-Trong ngành sản xuất ô tô, ứng dụng sản xuất dây chuyền tự động hóa dưới sự điều khiển của các thiết bị thông minh đặc biệt là máy tính thông minh này càng phổ biến.
-Dây chuyền tự động hóa đã trở thành nền tảng và yếu tố rất quan trọng đối với ngành sản xuất ô tô, xe hai bánh. Sự ra đời của cánh tay robot lắp ráp tự động được sử dụng trong các hệ thống sản xuất xe hơi giúp sản xuất, kiểm soát chất lượng đầu ra một cách chính xác, tỉ mỉ, chặt chẽ tuyệt đối, từ việc cấp phôi, thay khuôn, chỉnh cữ, vặn ốc vít, lắp đặt, dán nhãn, kép gắp cho tới đóng gói, xếp hàng đều được thực hiện bằng các tác vụ tự động hóa.
-Lợi ích của tự động hóa trong ngành ô tô, xe hai bánh bắt đầu từ các sản phẩm kết nối công nghệ vận hành, cho phép thiết lập, kiểm soát dữ liệu, giúp kiểm soát quá trình sản xuất tốt nhất. Một máy tính công nghiệp thông minh được kết nối với hoàn toàn quy trình sản xuất tự động và điều khiển tòan bộ dây chuyền sản xuất.
Ngày nay, tại nhiều nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, xe hai bánh và các sản phẩm phụ trợ ở Việt Nam, đang đầu tư xây dựng nhà máy thông minh, áp dụng hệ thống điều hành sản xuất thông minh vào sản xuất nhờ nền tảng tự động hóa, công nghệ số hóa. Sự đầu tư này đã đánh dấu sự bùng nổ của công nghệ sản xuất ô tô, xe hai bánh, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra.Tối ưu quá trình sản xuất và máy tính thông minh điều khiển từ xa đóng một vai trò quan trọng trong sự sản xuất này.