Nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số hóa
Thời gian gần đây, công nghệ số hóa đã xuất hiện với tần suất dày đặc xung quanh cuộc sống của chúng ta. Việc công nghệ số hóa bùng nổ mạnh mẽ đã được các nhà khoa học dự báo cách đây nhiều thập kỉ bởi thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vẫn là cuộc cách mạng cho thấy sự thay đổi rõ rệt nhất với sự xuất hiện của công nghệ số hóa.
Công nghệ số hóa là gì? Vai trò của công nghệ số hóa trong việc phát triển nhà máy thông minh
Công nghệ số là quá trình chuyển đổi mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng các ứng dụng khoa học – công nghệ mới như dữ liệu lớn(Big Data), Internet vạn vật(IoT),..đã làm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty.
Dù chỉ mới xuất hiện, công nghệ số đã đóng góp rất tích cực vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhưng cũng phải công nhận rằng công nghệ số hóa đã tạo nên sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa các công ty, tăng sự minh bạch và trong sạch trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp; tăng hiệu suất làm việc của các nhân viên. Đây chính là những khó khăn mà trước đây khi chưa có công nghệ số nhưng giờ đây với sự xuất hiện của công nghệ số thì đã được giảm bớt, xóa nhòa.
Mô hình của nhà máy thông minh trong thời đại 4.0
Công nghệ số ra đời đòi hỏi phải có được một “lực lượng” ở sau thúc đẩy nó phát triển. Điều kiện tiên quyết đó đã bắt buộc các công ty, tập đoàn cho ra đời các nhà máy thông minh với khoa học – kĩ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại số.
Để xây dựng được một nhà máy thông minh cần có một dây chuyền tự hóa trong sản xuất đồng thời các doanh nghiệp phải làm mới đội ngũ nhân viên bằng cách trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết, cơ bản cho nhân sự để họ tự tin, nắm chắc cơ chế vận hành để điều khiển máy móc, thiết bị trong nhà máy. Ngoài ra, cần phải có được một nguồn tài chính vững mạnh để xây dựng và phát triển nhà máy, hơn nữa, các chủ doanh nghiệp cần phải tìm ra được một địa chỉ cung cấp máy móc, thiết bị uy tín, đáng tin cậy để có được một dây chuyền sản xuất hiệu quả, tạo ra năng suất cao.
Cấu trúc cơ bản của một nhà máy thông minh gồm 5 yếu tố sau: máy móc và hệ thống tự hóa trong nhà máy; robots và cơ chế chấp hàng tự động; ứng dụng trí tuệ nhân tạo(AI); mọi thiết bị được kết nối đồng nhất và cuối cùng là dữ liệu lớn(Big Data). Thiếu một trong năm thành phần thì cấu trúc của nhà máy thông minh sẽ không hoàn chỉnh, hoạt động sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong lưu thông.
Ứng dụng của nhà máy thông minh trong thời đại công nghệ số
Hiện nay nhà máy thông minh xuất hiện ngày càng nhiều, ta thấy rằng ưu điểm của nhà máy thông minh là chủ động, dự đoán và phản ứng nhanh hơn và cho phép các công ty, tập đoàn
tránh thời gian chết và ngưng đọng dây chuyền sản xuất và những áp lực về năng suất qua khả năng điều chỉnh và học hỏi từ dữ liệu trong thời gian thực.
Các tính năng nổi bật của nhà máy thông minh mà chúng ta có thể thấy rõ là kết nối, tối ưu hóa, chủ động và minh bạch. Chinh điều đó đã làm tăng khả năng vận hành, trao đổi của hệ thống dây chuyền sản xuất. Mỗi tính năng lại đóng một vai trò nhất định, không thể tách rời trong việc hoàn thiện cơ cấu xây dựng nhà máy thông minh. Một nhà máy thông minh ra đời với nhiệm vụ là giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, chủ động, giảm thời gian chết và thời gian làm việc của nhân viên đồng thời tăng hiệu suất làm việc, có khả năng dự báo và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các công ty, tập đoàn. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, khi có nhà máy thông minh thì mọi hoạt động sẽ được dựa trên cơ sở máy móc, thiết bị hiện đại để đáp ứng việc vận hành.
Xu hướng nhà máy thông minh tại Việt Nam
Việc xây dựng nhà máy thông minh mới bắt đầu manh nha xuất hiện tại Việt Nam, điển hình là các công ty lớn như Thaco, Vingroup, Vinamilk,…Các công ty đã áp dụng hệ điều hành sản xuất trên nền tảng công nghệ số hóa và mạng lưới Internet, liên kết với các dây chuyền tự động toàn nhà máy với thông tin xuyên suốt , cố định, từ đặt hàng cho đến sản xuất. Các doanh nghiệp đã áp dụng các dây chuyền sản xuất phù hợp với các sản phẩm mà họ muốn tạo ra. Những ứng dụng công nghệ đã được các doanh nghiệp đưa vào sử dụng ở các nhà máy thông minh, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thời gian để có thể xây dựng được một nhà máy thông minh đúng nghĩa ở Việt Nam.
Nhà máy thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ hiện đại. Việc ra đời của nhà máy thông minh cho chúng ta được sự hy vọng, tích cực về một xã hội hóa công nghệ, tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.