Iot công nghiệp là gì? Ứng dụng của Iot trong nhà máy
Trong đời đại cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, chúng ta đã khá quen thuộc với những thuật ngữ như máy tính công nghiệp, điện toán đám mây. Đặc biệt, trong các hội thảo khoa học, cụm từ Iot đã trở thành câu “cửa miệng”. Vậy Iot công nghiệp là gì? Nó có ý nghĩa gì? Được ứng dụng ra sao trong các nhà máy sản xuất? Hãy cùng thảo luận với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!
Iot industry 4.0 – Internet of things là gì?
Internet of things hay còn được biết đến với tên gọi internet vạn vật là hệ thống kết nối tất cả các thiết bị vật lý bằng internet. Iot cho phép các thiết bị thu thập và chia sẻ dữ liệu, thông tin mà không cần đến sự tham gia của con người.
Ví dụ, cảm biến chuyển động hoặc bộ điều chỉnh nhiệt thông minh trong các văn phòng được coi là một thiết bị Iot. Internet của vạn vật ngày càng phát triển. Theo một cuộc khảo sát, vào năm 2017, số lượng thiết bị Iot trên thế giới là khoảng 8.4 tỷ, tăng 31% so với năm 2016. Và con số này tăng nhanh chóng lên đến 20.4 tỷ vào năm 2020.
Ứng dụng của Iot 4.0 trong nhà máy
Nếu như nền công nghiệp 3.0 mang đến cho lĩnh vực sản xuất những bộ điều khiển logic, làm việc hiệu quả có thể thay thế con người trong nhiều công việc nhưng vẫn còn độc lập thì đến với công nghiệp 4.0, sự ra đời của Iot đã cải thiện được nhược điểm trên. Internet of things tạo ra nền tảng không giới hạn cho các thiết bị kết nối, tương tác với nhau.
Thành phần cấu tạo nên Iot platform
Có rất nhiều Iot platform khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, Iot platform gồm 4 phần cơ bản. Đó là thiết bị kết nối, phương thức kết nối, xử lý dữ liệu và giao diện. Thiết bị kết nối là các thiết bị máy móc, cảm biến thực hiện các công việc liên quan đến truyền nhận dữ liệu, thu thập dữ liệu…Phương thức kết nối phụ thuộc vào yêu cầu của dự án. Công tác xử lý dữ liệu được thực hiện ở server/cloud. Về yếu tố giao diện, Iot cung cấp cho người dùng một giao diện trực quan để tương tác và theo dõi hoạt động của hệ thống.
Iot industry 4.0 giúp kiểm soát và cấu hình các thiết bị từ xa trong nhà máy
Iot tạo nên không gian không giới hạn cho các thiết bị, máy móc, máy tính và phần mềm trong hệ thống sản xuất kết nối với nhau. Từ đó, dữ liệu được cập nhật Realtime lên đám mây, giúp việc tiếp nhận, xử lý thông tin nhanh chóng hơn. Người dùng có thể dễ dàng cập nhật thông tin, dữ liệu theo thời gian thực và mô phỏng toàn bộ quá trình đó.
Như vậy, tất cả hoạt động diễn ra trong quy mô nhà máy đều được giám sát nghiêm ngặt. Nhờ có internet of things, việc vận hành dây chuyền sản xuất A hay dừng dây chuyền B cũng được thực hiện một cách đơn giản. Người dùng có thể tương tác ngược lại với bộ thành phần nhà máy nhờ ứng dụng và đám mây.
Iot 4.0 đưa ra thông tin, dữ liệu nhanh chóng, chính xác
Khi tất cả thiết bị, phần mềm trong nhà máy được kết nối, kiểm soát thì việc truyền tải thông tin cũng dễ dàng, nhanh chóng, đồng bộ với nhau. Đầu ra của bộ phần này chính là đầu vào của bộ phận kia. Ví dụ, khi bộ phận bán hàng tiếp nhận một đơn hàng, trước khi đưa ra câu trả lời cho khách, bộ phận này cần xác nhận nhiều thông tin. Như là tình trạng hàng tồn kho, năng lực sản xuất hiện tại, tình hình tài chính….
Mỗi thông tin này đều từ một bộ phận khác nhau, vì vậy, để thu thập hết câu trả lời trong thời gian nhanh chóng, chính xác không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, khi có Iot, tất cả các khâu và dữ liệu đã được kết nối với nhau. Bộ phận bán hàng có thể cập nhật thông tin trong ít phút và đưa ra câu trả nhanh nhất cho khách hàng.
Iot công nghiệp được ứng dụng để xử lý sự cố
Trong nhà máy sản xuất, sự cố là phát sinh là điều dĩ nhiên. Sự cố có thể do người dùng vận hành hay do thiết bị trong dây chuyền…Khi xảy ra sự cố, nếu không tìm được nguyên nhân để khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều thiệt hại lớn. Chính vì vậy, với các tính năng hiện đại, thông minh, Iot đã được ứng dụng vào trong nhà máy với vai trò xử lý sự cố.
Internet vạn vật giúp bảo trì dự đoán
Khi có sự cố xảy ra, việc bảo trì là điều rất cần thiết. Việc bảo dưỡng thiết bị diễn ra định kỳ. Và việc áp dụng Iot vào trong nhà máy sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình bảo dưỡng. Các robot đám mây là nơi dự trữ các thông tin, dữ liệu…Và đám mây sẽ phân tích các dữ liệu rồi đưa ra cảnh báo kịp thời.
Với Iot công nghiệp, các máy móc thiết bị được kết nối đồng bộ với nhau giúp hệ thống sản xuất trong nhà máy diễn ra ổn định, nhanh chóng. Nhờ quá trình thu thập dữ liệu của các cảm biến, việc bảo trì, tiếp thị đến việc đưa ra các thiết bị cuối cùng đều được tối ưu hóa. Để phát huy hết tính năng tuyệt vời của Iot, doanh nghiệp nên đầu tư cơ sở hạ tầng mới.