Nhà máy thông minh

Nhà máy thông minh (Smart factory) là gì?

Công nghệ 4.0 không chỉ tác động đến hoạt động của từng thiết bị công nghiệp mà nó còn đã và đang làm thay đổi công tác vận hành của cả một hệ thống máy móc. Từng hệ thống máy móc được kết nối và hoạt động nhịp nhàng với nhau mà không cần sự điều hành trực tiếp của con người, đó chính là nhà máy thông minh. Nếu quý vị hứng thú với chủ đề này, hãy cùng QTCo tìm hiểu một chút thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nhà máy thông minh – định hướng cho tương lai

Sứ mệnh của việc công nghiệp hóa mọi ngành sản xuất ngoài việc tăng sản lượng và giảm giá thành sản phẩm thì giải phóng sức lao động của con người cũng là một nhiệm vụ tối thượng của quá trình này. Do đó, khi trí tuệ nhân tạo AI được áp dụng để số hóa nhà máy thành nhà máy thông minh thì nhiệm vụ tối thượng trên được giải quyết một cách khá triệt để.

Một nhà máy bao gồm rất nhiều hệ máy đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau trong một dây chuyền sản xuất. Trước đây, mỗi dây chuyền ta cần ít nhất một công nhân đứng máy để điều khiển và vận hành máy móc. Tuy nhiên, hiện nay, với việc vận hành nhà máy thông minh, con người sẽ không cần trực tiếp điều khiển máy móc tại chỗ nữa.

Với việc áp dụng chuyển đổi số và logistic hóa số liệu vận hành của các loại máy móc, hiện nay, người ta có thể kiểm soát hoạt động của máy công nghiệp từ phóng máy. Để làm được như vậy, mỗi máy công nghiệp sẽ được lắp đặt thêm một máy tính nhúng cỡ nhỏ để hỗ trợ hoạt động. Máy tính nhúng này sẽ giải quyết mọi thuật toán vận hành máy và điều khiển chúng hoạt động, mọi thông tin phát sinh sẽ được gửi về phòng máy chủ.

Chính sự chính xác trong vận hành và linh hoạt trong công tác xử lý thông tin đã tạo nên sự khác biệt giữa nhà máy thông minh và nhà máy truyền thống. Tất cả những điều này không những đảm bảo quá trình vận hành máy được êm thuật mà còn đảm bảo sản lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra rất ổn định.

>> Xem thêm : Lợi ích của nhà máy thông minh đối với nền sản xuất công nghiệp

Những đặc trưng của một nhà máy thông minh

Mo hinh nha may thong minh
Máy móc tự hoạt động trong suốt chuỗi giá trị. Con người chỉ góp phần trong quản lý chất lượng, chi phí, tiến độ hoàn thiện sản phẩm

Nhà máy thông minh hay Smart factory thực sự đã đem đến rất nhiều lợi ích cho những doanh nghiệp nào mạnh dạn sử dụng chuyển đổi số vào công tác sản xuất. Tuy nhiên, không phải cứ chuyển đổi số máy móc thì công xưởng của bạn sẽ thành một Smart factory. Mỗi nhà máy thông minh sẽ có những đặc trưng cụ thể rất riêng.

Tự động hóa là một tiêu chí đặc trưng đầu tiên của một nhà máy thông minh. Tự động hóa có nghĩa là máy móc tự hoạt động trong suốt chuỗi giá trị. Con người chỉ góp phần trong việc quản lý chất lượng, chi phí, tiến độ hoàn thiện sản phẩm cùng lợi nhuận phát sinh trong quá trình sản xuất.

Tiêu chí đặc trưng thứ hai đó là tính kết nối. Hệ thống kết nối giữa máy chủ và các máy tính nhúng con, giữa các máy tính nhúng và các máy công nghiệp, … chính là xương sống của hệ thống nhà máy thông minh. Dưới những kết nối này, con người sẽ dễ dàng kiểm soát cũng như giám sát quá trình hoạt động của một hoặc nhiều dây chuyền sản xuất.

Hệ thống hoạt động của nhà máy thông minh phải được kiểm soát theo thời gian thực – đây vừa là tiêu chí, vừa là giá trị cốt lõi nhất của việc số hóa máy móc. Khi kiểm soát dây chuyền theo thời gian thực, ng­ười quản lý dễ dàng nắm bắt và xử lý số liệu, từ đó đưa ra được những tinh chỉnh để tăng hoặc giảm công suất hoạt động máy móc để đảm bảo hiệu quả chung của nhà máy.

Tiêu chí tiếp theo đó là chủ động: chủ động kiểm soát số liệu sản xuất, chủ động trong công tác lập kế hoạch, chủ động tăng, giảm sản lượng sản xuất… Mọi công tác sẽ đều được chủ động, từ đó, doanh nghiệp dễ dàng định hướng được hướng phát triển và sản xuất của đơn vị phù hợp thị trường.

>> Xem thêm : Mô hình nhà máy thông minh của tương lai?

Nha may thong minh san xuat
Doanh nghiệp dễ dàng nâng cấp cũng như mở rộng công xưởng, tăng số lượng máy móc hoạt động nhưng chi phí không thay đổi

Đặc trưng tiếp theo của nhà máy thông minh đó là tối ưu hóa và khả năng thích nghi. Nhờ có những tiêu chí này, doanh nghiệp dễ dàng nâng cấp cũng như mở rộng công xưởng, tăng số lượng máy móc hoạt động nhưng chi phí nâng cấp hệ thống smart factory đi kèm thì gần như không hề biến động.

Cuối cùng đó là tiêu chí trực quan. Mọi hoạt động sản xuất cũng như tình trạng của máy móc, thiết bị sẽ được số hóa và hiển thị trực quan trên màn hình máy chủ. Từ đó, các kỹ thuật viên cũng như các đơn nguyên quản lý khác thông qua điện thoại hoặc máy tính cá nhân cũng dễ dàng theo dõi được tiến độ sản xuất cũng như tình hình máy móc hoạt động trong nhà máy thông minh.

Nhà máy thông minh thực sự là hướng phát triển chủ đạo và gần như duy nhất của bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào nếu muốn trụ vững trong thị trường tương lai. Và để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần có một phương hướng đầu tư phát triển cụ thể thật bài bản và chính xác.

Để nhận được những thông tin chi tiết cũng như giá cả của hệ thống giám sát thông minh, quý công ty xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Cao Quyết Thắng. QTCo cam kết sẽ cung cấp đến cho quý công ty những sản phẩm hệ thống, máy tính công nghiệp tuyệt vời nhất với giá cả phải chăng nhất.

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm tra thêm
Close
Back to top button