Nhà máy thông minh

Nhà máy thông minh – Hướng đi đúng trong ngành công nghiệp 4.0

Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kèm theo đó là những cải cách đáng kể về công nghệ sản xuất. Và một trong số đó, mô hình nhà máy thông minh đang phát triển rầm rộ và trở thành xu thế chung trong ngành công nghiệp 4.0.

Mấy năm gần đây, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 phát triển, kéo theo sự ra đời của nhiều mô hình sản xuất hiện đại, trong đó phải kể tới sự phát triển của nhiều mô hình nhà máy thông minh. Khác với Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (1950 – 1970), Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đưa quy trình sản xuất từ bán công nghiệp sang tự động hóa với một tầm cao mới.

Nhà máy công nghiệp lần thứ 4 với quy trình sản xuất công nghiệp tự động hóa.
Nhà máy công nghiệp lần thứ 4 với quy trình sản xuất công nghiệp tự động hóa.

Điều này có nghĩa là, máy móc sẽ hoạt động một cách độc lập hoặc kết hợp với con người tạo nên những sản phẩm chất lượng, với độ chính xác cao và hiệu quả lớn. Trong ngành công nghiệp này, máy móc sẽ trở thành một thực thể độc lập có khả năng thu thập dữ liệu chính xác, phân tích và tư vấn cho doanh nghiệp các ngành sản xuất phù hợp.

Về vai trò của con người trong sản xuất được hạn chế, con người sẽ giao tiếp với máy móc thay vì điều khiển nó. Sự khác biệt lớn nhất của cuộc Cách mạng này chính là việc kết nối thực tế giữa con người, máy móc và vật thể. Có thể hiểu là thông qua những chiếc máy tính thông minh, con người và máy móc được gắn kết, tạo nên 1 quy trình chuẩn từ A –Z.

Nhà máy thông minh là hướng đi đúng trong ngành công nghiệp hiện đại

Hướng đi đúng đắn nhất hiện nay của các doanh nghiệp là vấn đề thay đổi và mở rộng. Nghĩa là phải thay đổi mô hình sản xuất cũ, mở  rộng thị trường,…. Chình vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà máy thông minh (Smart Factory) ra đời. Đây là một môi trường nơi máy móc và quy trình có thể cải thiện thông qua tự động hoá và tối ưu hoá sản xuất.

Nhà máy thông minh là sự phát triển tất yếu.
Nhà máy thông minh là sự phát triển tất yếu.

Để xây dựng nhà máy thông minh trong thời kì công nghiệp số, bên cạnh các điều kiện như trang thiết bị tiên tiến và nguồn lực nhân sự trình độ cao, các doanh nghiệp cần xây dựng một nền tảng hệ thống công nghệ thông tin (Information Technology). Nền tảng này hoạt động như một ngôn ngữ, phương thức giao tiếp chung giữa con người và máy móc, nó được hình thành với các bộ phận như  Hệ thống quản ý điều hành sản xuất (MES), Hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), Hệ thống quản lý chất lượng (QMS), Hệ thống Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), v.v. Trong các hệ thống ấy, hệ thống MES đóng vai trò lõi, là nhân tố quyết định cho việc chuyển đổi nhà máy tiến lên Smart factory

Theo Tổng Công ty Giải pháp và Công nghệ CMC phối hợp cùng HPE và Samsung SDS tổ chức hội thảo trực tuyến “Manufacturing Innovation 2020” đã giới thiệu về giải pháp quản lý nhà máy thông minh MES và cơ sở hạ tầng thiết yếu. Với ứng dụng IOT và AI trong xây dựng nhà máy thông minh. Hội thảo được sự tham gia của hơn 150 khách hàng trên nền tảng Microsoft Teams.

=>> Xem thêm: Bước phát triển vượt bậc của công nghệ vào sản xuất từ nhà máy thông minh

Hội thảo cung cấp những giá trị cốt lõi trong việc triển khai nhà máy thông minh: Từ cơ sở hạ tầng, phần cứng, máy chủ, trung tâm dữ liệu cho đến giải pháp nhà máy thông minh tích hợp để phát triển sản xuất. Tại đây, chuyên gia cấp cao của Samsung đã trình bày và hướng dẫn cho các doanh nghiệp có thể tự tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá đồng thời chỉ dẫn điểm khởi đầu phù hợp cho hành trình tiến lên Smart Factory của các doanh nghiệp.

Nhà máy thông minh 4.0 là mô hình được nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Nhà máy thông minh 4.0 là mô hình được nhiều doanh nghiệp hướng tới.

SAMSUNG xây dựng mô hình nhà máy thông minh của mình với tên gọi Samsung Nexplant. Đây là nền tảng chuyển đổi số ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quy trình sản xuất gồm 3 yếu tố: Trí tuệ sản xuất, Trí tuệ quản lý, Trí tuệ nhà máy. Bộ giải pháp này của Samsung SDS phục vụ hầu hết các hoạt động vận hành của nhà máy của SAMSUNG trên toàn thế giới.

Hiện nay, đã có Vin Group là tập đoàn đã và đang xây dựng mô hình nhà máy thông minh tiên tiến nhất thế giới. Thế những còn rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn đang loay hoay chưa biết bắt đầu xây dựng nền tảng nhà máy thông minh từ đâu, chưa biết phát triển nhà máy thông minh như thế nào. Do đó mà các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa thể phát triển, chưa thể khẳng định được vị thế của mình trong nền công nghiệp thế giới.

Hãy thay đổi mô hình sản xuất mới với mô hình nhà máy thông minh để bắt kịp xu hướng nếu không muốn doanh nghiệp của bạn bị bỏ lại phía sau. Hãy cùng Xây dựng 1 Việt Nam giàu mạnh từ 1 nền công nghiệp hiện đại.

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiểm tra thêm
Close
Back to top button